Có lẽ không cần giới thiệu nhiều, chắc các bạn đều biết đến màu acrylic - loại màu vẽ tranh phổ biến không chỉ với dân Mỹ Thuật mà cả với những ai mê handmade. Màu acrylic là màu vẽ tranh tương đối giống màu nước nhưng có ưu điểm dùng được trên nhiều bề mặt nên có thể dùng làm màu vẽ tường, màu vẽ vải, màu vẽ áo chuyên dụng hay vẽ trên kính, cốc sứ. Ngoài ra màu acrylic còn dùng để pha màu đất sét Nhật và tạo các khối hình 3D nổi khi trộn với cát. Mua màu vẽ tranh như màu acrylic rất dễ vì màu vẽ tranh được bán khá rộng rãi và giá màu acrylic cũng khá mềm. Bạn có thể mua màu acrylic lọ hay túi tùy nhu cầu sử dụng.
Màu acrylic thay cho màu vẽ vải bố, vải thô
Mặc dù có màu vẽ trên vải thô, vải bố, màu vẽ áo chuyên dụng, màu vẽ tranh acrylic vẫn rất được ưa chuộng bởi màu acrylic tiết kiệm rất nhiều so với màu vẽ vải, màu vẽ áo, lại đẹp hơn màu nước. Bạn cũng có thể dễ dàng mua màu acrylic lọ nhưng chưa chắc đã tìm được nơi bán màu vẽ vải và màu vẽ áo ưng ý và phù hợp với chất lượng. Chưa kể màu acrylic còn có thể pha với nước (thay cho dung môi pha màu) tạo thành màu vẽ tranh nữa, một đặc điểm không phải loại màu vẽ tranh, màu dầu màu nước nào cũng có được.
Màu acrylic và ứng dụng làm màu vẽ tranh đơn giản
Không cứ phải vẽ đẹp mới có thể mua màu acrylic về làm màu vẽ tranh. Với những kiểu vẽ tranh rất đơn giản sáng tạo dưới đây, bạn hoàn toàn có thể vẽ tranh trên vải hoặc làm quà handmade với màu acrylic không những đẹp lại rất độc nữa. Chẳng hạn như vẽ tranh bằng những đầu ngón tay :P
Màu acrylic có thể được dùng để vẽ phác, làm màu vẽ tranh rồi mới tô chi tiết bằng màu nước, màu dầu, hoặc trộn lẫn màu bột và vẽ. Đây là cách sử dụng màu acrylic của những người vẽ tranh truyên nghiệp, tranh màu nước và tranh màu dầu. Nhưng dù không biết vẽ tranh, bạn chỉ cần dùng đầu tẩy bút chì và làm như hình dưới, đảm bảo sẽ có một chiếc túi xách handmade làm từ vải bố, vải thô cực đẹp mà không cần màu vẽ vải J Chỉ cần pha màu theo đúng tỉ lệ bạn sẽ có dung dịch màu acrylic không loãng như màu nước.
Vẽ trên kính và cốc sứ bằng màu acrylic
Màu Acrylic còn có thể vẽ trên kính và cốc sứ. Bạn có thể sử dụng màu acrylic để trang trí những chiếc cốc sứ trắng hay bát đĩa trắng cho thêm phần bắt mắt, hay sử dụng màu acrylic để vẽ trên kính, trang trí cửa kính, cửa phòng mình trông đặc biệt hơn. Nếu không tự tin với tài hội họa của mình, hãy dùng màu acrylic để thay màu cho lọ thủy tinh, vẽ trên kính bằng cách tráng màu acrylic qua nó. Không cần vẽ mà vẫn có đồ trang trí phòng mang phong cách vintage nhé. Sử dụng màu vẽ tranh để trang trí một chiếc cốc sứ làm quà sinh nhật handmade cũng là một ý tưởng khá hay đấy.
Pha màu đất sét Nhật bằng màu Acrylic
Đất sét Nhật hay đất sét Thái, Hàn quốc đều chưa pha màu đất sét. Tuy công việc pha màu đất sét đơn giản nhưng rất ít trường hợp pha màu đất sét sẵn bởi màu pha không như mong muốn của người dùng. Hơn nữa việc pha màu đất sét cũng tùy sở thích và loại quà handmade bạn muốn làm. Sẽ thuận tiện hơn nếu bạn tự tay pha màu đất sét tạo một màu riêng biệt cho mình. Bạn có thể mua set màu acrylic trong combo đất sét Nhật, tha hồ pha màu đất sét theo ý muốn nhé. Bạn cũng có thể mua màu dầu hoặc màu acrylic lọ nếu bạn pha màu đất sét nhiều.
Vẽ tranh tường với màu Acrylic
Bạn có thể mua sơn để vẽ tranh tường, nhưng sơn thường được đóng hộp để sơn một khoảng tường lớn. Một hộp sơn nhỏ nhất cũng rất đắt và không đủ các màu để vẽ tranh tường thật sinh động. Bật mí nhé, những người vẽ tranh tường chuyên nghiệp cũng dùng màu acrylic để vẽ tranh tường, chứ không hoàn toàn dùng sơn đâu. Chỉ vài màu acrylic lọ hoặc nếu bức tường lớn, đầu tư một bộ màu dầu, tự vẽ tranh tường theo phong cách 3D cực ảo, hoặc một bức manga, chibi dễ thương mang hình thần tượng của bạn sẽ không quá khó khăn nữa.
Khá nhiều điều thú vị từ màu Acrylic phải không? Bạn vừa có thể thay thế màu nước, màu dầu, màu vẽ tranh chuyên dụng, lại có thể trang trí vẽ trên kính, cốc sứ hay pha màu đất sét nhật nữa. Đừng ngần ngại sắm cho mình một bộ màu acrylic nhé bởi loại màu vẽ tranh đa zi năng này có thể sử dụng vào rất nhiều việc đấy. Chúc bạn sẽ có nhiều ý tưởng handmade độc đáo sau bài viết này J.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét